
Những nguyên tắc ứng phó với khủng hoảng - Principles for navigating big debt crises by Ray Dalio - Chương 1
0
18
0

(2025.02.14)
Lời giới thiệu
Ray Dalio viết quyển sách này nhân dịp 10 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 với tư cách là một nhà đầu tư đã xuất sắc vượt qua khủng hoảng nhờ một hệ thống nguyên tắc ứng phó toàn diện.
Bạn chắc hẳn đã đọc nhiều về Đại Suy Thoái (Great Deleveraging) dưới ngòi bút của các học giả kinh tế học và các nhà làm chính sách nhưng góc nhìn của một Nhà Đầu Tư - người trực tiếp nằm gai nếm mật với từng giao động của thị trường sẽ mang đến những trải nghiệm khác biệt.
Quyển sách sẽ có cấu trúc như sau:
Mẫu hình chung của một chu kỳ khủng hoảng nợ (Big debt)
Ba (3) case studies điển hình (Mỹ năm 2007 - 2011 - Đại suy thoái, Mỹ năm 1928 - 1937 - Suy thoái & giảm phát, Đức 1918 - 1924 - Suy thoái & lạm phát)
Phụ lục 48 case studies
MẪU HÌNH CHUNG CỦA MỘT CHU KỲ KHỦNG HOẢNG NỢ (BIG DEBT)
Credit and Debt - Tín dụng và Nợ
Tín dụng là sự trao đi sức mua, sức mua phải được hoàn trả gọi là Nợ.
Tín dụng xấu khi Nợ không được hoàn trả, nói một cách khác: Tín dụng và Nợ được cho là xấu hay tốt xoay quanh việc Tín dụng được sử dụng để làm gì và Nợ được trả như thế nào.
Việc có quá ít Tín dụng/Nợ cũng ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế thông qua chi phí cơ hội tương tự như việc có quá nhiều Tín dụng/Nợ.
Khi nhìn xã hội như một thể thống nhất, quy trình Tín dụng / Nợ vẫn là câu chuyện về việc tái phân bổ một cách có hiệu quả tài nguyên vào các hoạt động kinh tế (như đầu tư sản xuất) hay gián tiếp (như đầu tư vào giáo dục).
Nợ xấu tệ như thế nào?
Ray Dalio cho rằng: Hậu quả của nợ xấu phụ thuộc nhiều vào mong muốn và năng lực của nhà làm chính sách trong việc phân bổ các khoảng lỗ từ nợ xấu. Điều này phụ thuộc vào 2 yếu tố:
1. Liệu món nợ đó có được vay bằng đồng tiền mà nhà nước có thể kiểm soát hay không? 2. Liệu nhà hoạch định chính sách có thể kiểm soát hoặc ảnh hưởng đến cách các bên (chủ nợ và con nợ) đối phó với nhau trong các vấn đề nợ hay không?
Are debt crises inevitable? - Khủng hoảng nợ là không thể tránh khỏi?
Trong lịch sử, chỉ có rất hy hữu một vài quốc gia có thể tránh được các cuộc khủng hoảng nợ. Vì:
1. Chu trình tín dụng / nợ không thể hoàn hảo 2. Các chính sách tín dụng dễ dãi được dùng để đánh đổi các mục tiêu ngắn hạn (như tăng trưởng GDP) 3. Chính sách tiền tệ nới lỏng thì dễ thực hiện hơn là chính sách thắt chặt.
Why do debt crises come in cycles? - Tại sao khủng hoảng nợ lại xảy ra theo chu kỳ?
Khi bạn chơi cờ Tỷ Phú, ban đầu người chơi có rất nhiều tiền mặt, trong quá trình chơi, họ sẽ sử dụng tiền để mua ngày càng nhiều tài sản (nhà hàng, khách sạn,...) và thu dòng tiền khi có người đi qua tài sản của họ. Nhưng họ cũng song song đó cần nhiều tiền mặt hơn để trả tiền cho các vị trí mà họ đi qua (thuộc sở hữu của người chơi khác). Cuối game, khi hầu hết các tài sản đều đã có chủ, xác suất bạn đi vào tài sản của người khác tăng lên, nhiều người sẽ phải bán tài sản với giá rẻ chỉ để có thể xoay sở đủ tiền mặt để chi trả các khoản tiền này. Như vậy, tài sản là vua (Property is king) ở đầu game, nhưng tiền lại là vua (Cash is king) vào cuối game. Người chơi giỏi là người biết cách cân đối tỷ trọng giữa tiền và tài sản.
Hãy tưởng tượng, nếu có ngân hàng tham gia vào trò chơi thì sao? Vào cuối game, mọi người không phải bán tài sản giá rẻ mà thay vào đó có thể vay ngân hàng để trang trải các khoản chi phí. Tiền được bơm thêm vào lưu thông, nhưng tài sản thì không hề tăng lên, giá các tài sản sẽ tự động tăng dần lên theo thời gian. Nếu không có dòng tiền mới được đưa vào, dưới áp lực của chủ nợ, ngân hàng và tất cả những người đi vay đều phá sản, nền kinh tế co hẹp lại. Chu trình nở ra và co hẹp của nền kinh tế được lặp đi lặp lại theo chu kỳ.
Khi đó, ta cần một người chơi mới, đó là các nhà hoạch định chính sách. Nhiệm vụ của họ đơn giản cũng chỉ là dàn xếp để kéo dài quá trình trên hay là chấp nhận sự thu hẹp của nền kinh tế.
Can most debt crises be managed so there aren't big problems? - Có thể kiểm soát được các cuộc khủng hoảng nợ hay không?
Ngay cả cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử (Đại Khủng Hoàng - 1930) cũng có thể được giải quyết chỉ bằng một số điều chỉnh đúng đắn của nhà làm chính sách. Rủi ro lớn nhất không đến từ bản thân các khoản nợ, mà đến từ:
1. Thất bại của nhà hoạch định chính sách do thiếu kiến thức, kinh nghiệm và quyền lực. 2. Rủi ro chính trị khi thực hiện các chính sách có lợi cho nhóm người này nhưng lại gây thiệt hại cho nhóm người khác.
Ray Dalio nhấn mạnh rằng: 1. Các khoản nợ ngoại tệ sẽ gây khó khăn hơn rất nhiều cho các nhà hoạch định chính sách, vì họ không có quyền kiểm soát và phân bổ nợ ra toàn xã hội; 2. Các cuộc khủng hoảng nợ có thể được kiểm soát không đồng nghĩa với việc nó không gây thiệt hại nghiệm trọng lên ít nhất một nhóm người.
Chìa khoá để kiểm soát các cuộc khủng hoảng nằm ở năng lực kiểm soát các chính sách của nhà hoạch định chính sách và năng lực thực thi của họ, biết được rằng các khoản nợ phải được phân bổ bao nhiêu phần trăm một năm, ai sẽ hưởng lợi và ai chịu thiệt hại ở mức độ nào mà tại đó các hậu quả gây ra và các rủi ro chính trị phải nằm ở mức có thể chấp nhận được.
1. Austerity: Giảm thâm hụt ngân sách và kiểm soát nợ công 2. Vỡ nợ / Tái cấu trúc nợ 3. Ngân hàng nhà nước "in tiền" và mua tài sản 4. Chuyển tiền và tín dụng từ những người có dư thừa sang những người thiếu hụt
Khi các công cụ trên được tận dụng, quá trình cắt giảm nợ hoàn hảo xảy ra khi tỉ lệ nợ trên thu nhập giảm đồng thời với việc cải thiện các hoạt động kinh tế, gia tăng giá trị tài sản tài chính và dần dần đưa tốc độ tăng trưởng danh nghĩa của thu nhập trở lại cao hơn lãi suất danh nghĩa.
(07/03/2025)
The template for the archetypal long-term/big debt cycle - Mô hình khuôn mẫu cho chu kỳ nợ lớn/dài hạn
Ray Dalio định nghĩa suy thoái (depression) là khi vì bất kỳ lý do gì, một nền kinh tế lớn có GDP thực (real GDP) giảm nhiều hơn 3%. Ông chia các quốc gia thành 2 nhóm:
Quốc gia có ít nợ ngoại tệ (foreign currency debts) và chưa có kinh nghiệm xử lý với Suy thoái kèm lạm phát (inflationary depression).
Quốc gia có nhiều nợ ngoại tệ và có kinh nghiệm xử lý với Suy thoái kèm lạm phát.
Chart bên dưới thể hiện nợ (Debt Service) và gánh nặng lãi vay (Debt Burden) của Mỹ từ năm 1910.

Khủng hoảng nợ xảy ra vì nợ và gánh nặng lãi vay tăng nhanh hơn so với thu nhập (Income - real GDP), khi đó, ngân hàng trung ương có thể giảm gánh nặng nợ bằng cách giảm lãi suất danh nghĩa (nominal interest) và lãi suất thực (real interest). Điều này thể hiện trong giai đoạn 1980 - 2008, gánh nặng lãi vay không những không tăng chung với tổng nợ mà còn giảm xuống. Cho đến khi lãi suất chạm sàn 0%, đó là thời điểm bắt đầu quá quá trình Deleveraging (Giảm nợ - Giảm đòn bẩy tài chính - Thoái đòn bẩy). Ta thấy tổng nợ đang giảm dần cho đến 2020.
(09/03/2025)
The Phases of the Classic Deflationary Debt Cycle - Các giai đoạn của Chu Kỳ Nợ Giảm Ph át Kinh Điển
Biểu đồ bên dưới thể hiện 7 giai đoạn cyar một chu kỳ nợ dài hạn, bằng việc theo dõi tương quan giữa tổng nợ và tổng gánh nặng lãi vay so với tổng thu nhập của nền kinh tế.

(1) Khởi đầu - Early part of the Cycle
Đặc điểm: Nợ/GDP và Gánh nặng lãi / GDP tăng dần
Còn gọi là Goldilocks Period – Giai đoạn "Lý Tưởng" của kinh tế khi mà tín dụng tăng trưởng tốt và vốn được tái phân bổ một cách có hiệu quả đẩy thu nhập tăng trưởng nhanh hơn. Do đó, gánh nặng lãi vay không phải là vấn đề, lạm phát ổn định tạo tiền đề gia tăng đòn bẩy cho toàn xã hội.
(2) Bong bóng - Bubble
Đặc điểm: Nợ/GDP và Gánh nặng lãi / GDP tăng mạnh
Người đi vay - Borrowers: Thu nhập tăng lên và giá trị tài sản tăng lên làm gia tăng hạn mức vay của người đi vay và chắc rằng, đại đa số người đi vay đều dư tự tin và thừa tham lam để gia tăng các khoản vay của mình.
Người cho vay - Lenders: luôn có những hệ thống phân tích kỹ lưỡng dòng tiền của người đi vay và tài sản của họ, nhưng có vẻ mọi thứ đều đang tăng lên và rõ ràng rằng người đi vay nên được gia tăng hạn mức vay.
Đó là một vòng xoáy đi lên.
Khởi đầu của bong bóng: Thị trường giá lên - The start of a bubble: The bull market
Trong Goldilocks Period – Giai đoạn "Lý Tưởng" của kinh tế, GDP tăng cao trong môi trường lãi suất vừa phải, làm tăng giá các tài sản như cổ phiếu, bất động sản.
Nhà đầu tư, doanh nhân, các định chế tài chính qua nhiều thương vụ thành công đã trở nên tự tin hơn. Những người thận trọng hơn và không nắm giữ tài sản thì bị cho là nhút nhát và chính bản thân họ cũng bắt đầu nghi ngờ sự lựa chọn của mình, họ trở nên FOMO (fear of missing out) hơn. Những dòng tiền ngủ yên trong két, trong các tài khoản tiết kiệm, hưu trí cũng dần đổ vào thị trư ờng nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
Để đáp ứng nhu cầu đầu tư và vay vốn của toàn xã họi, thường thì một số cơ chế cho vay (đa phần không được kiểm soát chặt chẽ chặt chẽ) bắt đầu ra đời, đẩy mạnh quá trình gia tăng đòn bầy (leveraging up).
Như một kết quả tất yếu, sự mất cân bằng giữa Tài sản (Assets) và Nợ (Liability) gia tăng do quá trình săn tìm từng điểm phần trăm chênh lệch lợi suất, dù là nhỏ nhất, do:
1. Vay tiền ngắn hạn để cho vay trung dài hạn 2. Sử dụng tài sản thanh khoản cao để đầu tư vào tài sản không có thanh khoản 3. Đầu tư và các khoản nợ hoặc tài sản ngày càng rủi ro hơn 4. Cho vay và đi đi vay ngoại tệ
Vai trò của Chính Sách Tiền Tệ - The Role of Monetary Policy
Trong hầu hết các trường hợp, chính sách tiền tệ tham gia thổi nhiều hơn là kiểm soát bong bóng. Đơn giản vì mục tiêu của ngân hàng trung ương là kiểm soát lạm phát hoặc lạm phát + tăng trưởng, và các thước đo này đều biểu hiện tốt trong suốt quá trình bong bóng được thổi lên.
Khi bong bóng còn nhỏ thì họ cho rằng chưa đủ rủi ro để phải thắt chặt chính sách (chưa bơm oxy đã rút ống thở). Và khi cảm nhận được lạm phát đang nóng lên, thông thường họ sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ ở một mức độ nào đó, nhưng lại e sợ khi tăng trưởng GDP chậm lại, đặc biệt là vì áp lực chính trị.
Dấu hiệu của bong bóng - Spotting bubbles
Mặc dù trong lịch sử, các bong bóng khác nhau luôn có những đặc điểm khác biệt (cách hình thành, nơi hình thành, cách vỡ, hậu quả,...), nhưng nhìn chung, các bong bóng luôn có những điểm tương đồng nhiều hơn là khác biệt, một số đặc điểm có thể kể đến như:
1. Vật giá leo thang 2. Đồng tiền mất giá càng càng mạnh hơn 3. Thị trường tài chính tăng nóng 4. Tài sản được mua bằng đòn bẩy tài chính 5. Người mua tăng cường thực hiện các giao dịch mua kỳ hạn để đầu cơ hoặc để bảo vệ mình trước khả năng tăng giá trong tương lai. 6. Nhiều người mới tham gia vào thị trường tài chính, kinh doanh,... 7. Chính sách tiền tệ kích thích các hoạt động trên giúp thổi bong bóng ngày một to hơn.
(10/03/2025)
(3) Đỉnh - Top
Đặc điểm: Nợ/GDP và Gánh nặng lãi / GDP đạt đỉnh
Khi mọi thứ đã quá tốt và không thể tốt hơn được nữa
Thông thường, điểm đảo chiều chính là thời điểm mà ngân hàng trung ương thực hiện (hoặc được cho rằng sẽ thực hiện) chính sách tiền tệ thắt chặt. Một số trường hợp khác quá trình thắt chắt được thực hiện tự động bởi tăng trưởng GDP và lạm phát đã ở mức quá cao và không còn dư địa tăng trưởng. Đối với các quốc gia có nợ bằng ngoại tệ, các yếu tố ngoại sinh như sự thắt chặt chính sách tiền tệ của đồng ngoại tệ hoặc s ự tăng giá của đồng ngoại tệ so với nội tệ cũng đủ gây ra sự thắt chặt thanh khoản.
Dù vì bất cứ nguyên nhân nào thì giá tài sản cũng lập tức bị ảnh hưởng khi người cho vay cắt giảm tiền cho vay vì sợ rằng họ không thể lấy lại khoản tiền mà họ đã cho vay. Người đi vay bị thắt chặt thanh khoản, không có dòng tiền vay mới để trả con các khoản nợ cũ và gánh nặng lãi vay. Sự thắt chặt bắt nguồn từ các khoản vay rủi ro nhất cho đến các khoản vay ít rủi ro hơn dẫn đến một sự thu hẹp nợ vay rộng khắp.
Nhu cầu thanh khoản ngắn hạn tăng nhanh, lãi suất ngắn hạn bắt đầu tăng lên thậm chí cao hơn cả lãi suất dài hạn (Đường cong lợi suất đảo ngược - Inverted Yield Curve). Trước tình hình giá tải sản rủi ro giảm không phanh, nhu cầu nắm giữ tiền mặt tăng lên càng làm trầm trọng thêm hình hình.
(11/03/2025)
(4) Suy thoái - Depression
Trong giai đoạn thông thường, việc cắt giảm lãi suất có thể làm giảm tính hấp dẫn của tiền mặt (lãi suất tiết kiệm giảm) dẫn đến 1. Tăng tính hấp dẫn của tài sản, làm tăng giá tài sản, tạo hiệu ứng tài sản tích cực. 2. Kích thích tiền vào các hoạt định kinh tế. 3. Giảm lãi suất cho các khoản nợ làm giảm gánh nặng lãi vay.
Nhưng trong giai đoạn suy thoái, hoặc là lãi suất phi rủi ro đã về zero, hoặc là do áp lực tỷ giá, nền lãi suất không thể giảm thêm được nữa. Đây chính là mô-tuýp của suy thoái.
Kể từ đợt khủng hoảng 2008, đã có nhiều phương pháp kích cầu mới mẻ hơn được áp dụng để tránh lặp lại những sai lầm 1930s.

Khủng hoảng có thể đến từ vấn đề khả năng thanh toán (solvency) và dòng tiền (cashflow). Mất khả năng thanh toán là khi theo như luật kế toán, một chủ thể không có đủ vốn chủ sở hữu để hoạt động. Vấn đề dòng tiền nghĩa là để giấu đi vấn đề.
15/03/2025
Managing Depressions - Xử lý hủng hoảng
Như đã nói, các công cụ chính sách có thể được các nhà hoạch định chính sách sử dụng như: 1. Austerity: Giảm thâm hụt ngân sách và kiểm soát nợ công. 2. Vỡ nợ / Tái cấu trúc nợ. 3. Ngân hàng nhà nước "in tiền" và mua tài sản. 4. Chuyển tiền và tín dụng từ những ngư ời có dư thừa sang những người thiếu hụt.
Chìa khoá là sự kết hợp giữa các chính sách nhằm tạo sự cân bằng giữa giảm phát và chính sách thắt chặt so với lạm phát và các chính sách kích thích. Nhưng vẫn còn tồn tại hai trở ngại lớn nhất trong việc quản lý khủng hoảng nợ là:
a. Thiếu kiến thức và kinh nghiệm để xử lý khủng hoảng một cách hiệu quả. b. Những hạn chế về chính trị hoặc pháp lý cản trở quyền lực của các nhà hoạch định chính sách trong việc thực hiện các biện pháp cần thiết.
Austerity - Chính sách thắt lưng buộc bụng, giảm chi tiêu công
Bởi vì chi tiêu của người này là thu nhập của người khác, nên khi chi tiêu bị cắt giảm thì thu nhập cũng bị cắt giảm theo, với tốc độ còn nhanh hơn. Hệ luỵ là thâm hụt ngân sách ngày càng tăng. Khi đó, chính phủ có xu hướng gia tăng thuế để bù đắp cho các khoản thâm hụt.
Tất cả các hành động của chính phủ đều là những sai lầm chết người.
(2025.03.18)
"Printing money" to Step the Bleeding and Stimulate the Economy - In tiền để cầm máu và kích thích kinh tế
Thông thường, quá trình kích thích kinh tế bằng chính sách tiền tệ sẽ không đủ để vựt dậy nền kinh tế, mà song song đó các nhà làm chính sách phải:
Kiểm chế hoảng loạn và bảo lãnh các khoản nợ: Bơm tiền trực tiếp vào hệ thống ngân hàng có thể gây thêm sự hoảng loạn, thay vào đó, nhà làm chính sách có thể bảo lãnh các khoản nợ của nhà băng.
Lợi: Bơm tiền cần từ từ và trước cả khi xảy ra "bank run" (Ngân hàng bị người dân rút tiền ồ ạt), nhưng bảo lãnh thì có thể chỉ cần thực hiện tại một thời điểm rủi ro sụp đổ đã cận kề, tránh "bứt dây động rừng". Cái lợi tiếp theo đó là không cần một khoản tiền nào được bơm ra cả, không cần giao dịch, không cần thay đổi bằng cân đối kế toán.
Hại: Bảo lãnh cho các khoản nợ có chất lượng cực kỳ thấp, làm người cho vay (ngân hàng) có ít "skin in the game" hơn (thắng được cả, ngã có nhà nước lo), dẫn đến sẵn sàng cho vay các khoản vay rủi ro hơn.
Provide liquidity - cung cấp thanh khoản không những cho các tổ chức tài chính lớn mà còn mở rộng ra các tổ chức tài chính nhỏ hơn hoặc không truyền thống mà bình thường không được cho vay.
Support the solvency of systemically important institutions - Hỗ trợ khả năng thanh toán của các tổ chức quan trọng mang tính hệ thống
Recapitalize, nationalize, cover losses of systemically important financial institutions Tái cấp vốn, quốc hữu hoá, ngăn chặn các khoản lỗ của các t ổ chức quan trọng mang tính hệ thống.
(2025.03.21)
Debt Defaults / Restructurings / Tái cấu trúc nợ xấu
Cuối cùng, quá trình làm sạch nợ xấu là rất quan trọng cho dòng tiền, tín dụng và sự thịnh vượng trong tương lai. Để có thể dọn dẹp sạch nợ xấu, nhà làm chính sách cần:
1. Nhanh chóng nhận thức được vấn đề cốt lõi của suy thoái 2. Bảo trợ (cứu) có chọn lọc các tổ chức tài chính, để các tổ chức khác sụp đổ 3. Khôi phục dòng tín dụng 4. Duy trì tăng trưởng và lạm phát ở một mức nhất định
Thông thường, nhà hoạch định chính sách không thể xử lý nợ một cách quyết đoán vì câu hỏi về việc phân chia hợp lý chi phí xử lý khủng hoảng đối với toàn bộ xã hội.
Có những ranh giới rõ ràng về việc các chủ nợ nào sẽ được bảo vệ:
Người gửi tiền nhỏ thường có tổn thất ở mức tối thiểu hoặc không tổn thất gì cả (trong hầu hết các trường hợp nghiên cứu): Dù có hay không có các chương trình bảo hiểm tiền gửi (deposit insurance scheme).
Trong hầu hết các tường hợp, chủ sở hữu cổ phần, chủ nợ thứ cấp và những người gửi tiền lớn đều chịu tổn thất trong suy thoái kinh tế
Nhà điều hành thường ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ trong nước thay vì chủ nợ nước ngoài.
Trong 48 trường hợp suy thoái được nghiên cứu, bảng bên dưới thể hiện tần suất áp dụng các công cụ xử lý khủng hoảng:
Hỗ trợ thanh khoản
Cung cấp thanh khoản ngay lập tức: 88%
Bảo trợ các khoản nợ xấu: 58%
Đóng băng tiền gửi: 21%
Giải quyết vấn đề phá sản của người vay
Tái cấu trúc ngân hàng: 81%
Tái cấp vốn: 73%
Quốc h ữu hoá: 60%
Người gửi tiền chịu thiệt hại: 29%
Loại bỏ nợ xấu:
Xử lý nợ xấu thông qua việc mua tài sản và chuyển nhượng 44%
Thông qua các công ty quản lý tài sản tập trung 38%
Vỡ nợ quốc gia: 35%
Sử dụng các chương trình hỗ trợ của IMF: 52%
(2025.03.25)
Redistributing Wealth - Tái phân phối của cải
Các mâu thuẫn kinh tế và chính trị sẽ xảy ra khi cả người giàu và người nghèo đều phải chịu chung một gánh nặng chi phí xử lý khủng hoảng nợ, trong khi người giàu lại là người thường được hưởng lợi và lòng tham của họ chính là gốc rễ gây ra khủng hoảng nợ.
Tương tự như những năm 1930s, 0.1% người giàu hiện tại đang nắm giữ lượng tài sản bằng 90% người nghèo cộng lại.

Xu hướng dân tuý cánh tả sẽ phát triển nhằm tái phân phối của cải vào tay người nghèo, khi đó, người giàu sẽ bảo vệ tài sản của họ bằng nhiều cách làm suy giảm kinh tế và trầm trọng hơn vấn đề.
Các sắc thuế đánh lên tài sản cũng không cải thiện đáng kể tình hình vì hầu hết tài sản đều mất thanh khoản. Trừ khi có các cuộc cách mạng và quốc hữu hoá tài sản trên quy mô lớn.
(2025.03.31)
(5) Bong bóng nợ xì hơi - Beautiful deleveraging
Khi các biện pháp thích hợp được áp dụng một cách cân bằng, có đủ sự kích thích bằng việc in tiền và phá giá đồng tiền để bù đắp cho xu hướng giảm phát (do nền kinh tế ảm đạm) và tạo nên một áp lực lạm phát vừa đủ để nâng tăng trưởng danh nghĩa cao hơn so với lãi suất danh nghĩa.
Việc "in tiền" để kích thích nền kinh tế là việc bắt buộc khi việc hạ lãi suất không tạo ra sự kích thích kinh tế đủ lớn, tuy nhiên đối với những quốc gia không có tài sản để bảo đảm việc in tiền và không thể dễ dàng đàm phán phân phối lại các gánh nặng nợ cho toàn xã hội.
Trong hầu hết các trường hợp nghiên cứu trong giai đoạn này, luôn luôn có một làn sóng in tiển (money creation), thâm hụt ngân sách (fiscal deficits), mất giá đồng tiền (currency devaluation). Đồ thị bên dưới thể hiện rõ cung tiền tăng lên ở các trường hợp được nghiên cứu.

Cuối cùng, nhà làm chinh sách luôn luôn chọn phương án in tiền quy mô lớn vì thắt chặt chi tiêu luôn lợi bất cập hại, tái cấu trúc nợ thì làm tài sản mất giá quá nhanh, các sắc thuế cũng không làm tiền chảy vào túi người nghèo. Ngoài ra, nếu lượng tiền in ra tạo kích thích vừa đủ cân bằng với lực giảm phát thì cũng không gây ra vấn đề lạm phát nghiêm trọng.
Lịch sử đã chứng minh trong hầu hết các trường hợp nghiên cứu, in tiền càng sớm thì càng tốt.
(6) Pushing on a String
("Pushing on a String" xuất phát từ John Maynard Keynes, là một thuật ngữ kinh tế mô tả tình huống mà chính sách tiền tệ mất hiệu quả trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là khi lãi suất đã quá thấp.) Rủi ro lớn nhất ở giai đoạn này đó là các chính sách kích thích không tạo được sự tăng trưởng kinh tế tương ứng, gây ra lạm phát.
Các loại chính sách tiền tệ:
Chính sách tiền tệ 1 - Công cụ lãi suất
Đây là chính sách hiệu quả nhất:
Tao hiệu ứng tài sản tích cực
Thúc đẩy nhu cầu đối với các tài sản nhạy cảm với lãi suất
Giảm gánh nặng lãi vay
Khi lãi suất giảm về gần 0%, chính sách lãi suất sẽ bị giới hạn dưới.
Chính sách tiền tệ 2 - Nới lỏng định lượng
Mua trực tiếp tài sản nợ trên thị trường giúp bơm tiền trực tiếp vào tay những người nắm các tài sản tài chính, và kỳ vọng rằng các nhà đầu tư này sẽ dùng tiền này để sử dụng cho các hoạt động giúp gia tăng tăng trưởng kinh tế (nhưng thường thì không như vậy, họ sẽ tiếp tục đầu cơ tài sản tài chính).
Chính sách nới lỏng định lượng đặc biệt hiệu quả trong suy thoái, khi mà phần bù rủi ro của các tài sản bị các nhà đầu tư đòi hỏi quá cao. Tiền được bơm vào hệ thống đẩy rủi ro của các tài sản rủi ro giảm xuống, kích thích việc mua các tài sản này, giúp tăng giá và tạo hiệu ứng tài sản tích cực.
Rủi ro:
Tác hại là làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa người có và không có nắm giữ tài sản.
Sức mua đồng tiền bị giảm mạnh đẩy mạnh xu hướng dịch chuyển sang ngoại tệ hoặc vàng.
Nền kinh tế trì trệ không tạo ra đủ hàng hoá đáp ứng nhu cầu hàng hoá tăng lên khi xã hội có nhiều tiền hơn. Về cơ bản, tiền phản ánh sức mua, chỉ có kẻ ngốc mới lao động chăm chỉ hơn chỉ để nhận được tiền với sức mua kém đi.
Khi đó các chính sách tiền tệ mới mẻ hơn cần phải được áp dụng.
Chính sách tiền tệ 3 - Bơm tiền trực tiếp vào tay người tiêu dùng thay vì nhà đầu tư
Nhu cầu chi tiêu của người dân ở tầng lớp lao động luôn cao hơn so với các nhà đầu tư tài chính, vì vậy nếu bơm tiền trực tiếp vào tay người dân ở tầng lớp thấp thì sẽ có tác dụng kích thích kinh tế trực tiếp và mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Bằng cách kết hợp các chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và "helicopter money", cụ thể một số ví dụ ở Việt Nam 2024 - 2025:
Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng thay cho mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Lương của người lao động tăng trực tiếp, không thông các chính sách lãi suất.
Xây cao tốc Bắc Nam, Sân Bay Long Thành, metro,...
Tạo công ăn việc làm trực tiếp cho người lao động và các ngành nghề liên quan đến xây dựng, hạ tầng.
Ưu đãi cho vay mua căn nhà đầu tiên với lãi suất thấp kỷ lục.
(7) Normalization - Bình thường mới
Thông thường mất 5 - 10 năm (thập kỷ mất mát) để nền kinh tế có thể quay trở lại bình thường khi năng suất lao động dần dần tăng lên vào nhà đầu tư quên đi nỗi sợ hãi và mạnh dạn chấp nhận rủi ro một lần nữa.